Tổng quan các thời kỳ phát triển của trẻ

tre nho-01.jpg

Quá trình phát triển toàn diện bình thường ở trẻ

Từ 3 đến 5 tuổi đánh dấu các bước thay đổi quá trình phát triển ở trẻ ở thể chất/ngôn ngữ/xã hội/trí tuệ. Sau đây là sự phát triển bình thường ở trẻ theo từng tuổi:

3 tuổi

Thể chất

  • Đi lên và xuống cầu thang
  • Leo trèo, chạy và đạp xe 3 bánh
  • Xâu chuỗi hạt
  • Cắt giấy bằng kéo

Ngôn ngữ

  • Nói được từ 250 đến 500 từ trở lên
  • Nói được liên tục từ 3-4 câu
  • Nhớ họ của mình
  • Giao tiếp với người ngoài đạt 70% độ thông hiểu

Xã hội

  • Biết thay phiên nhau
  • Bày tỏ cởi mở sự yêu mến
  • Biết những nếp sinh hoạt cơ bản

Trí tuệ

  • Biết lật từng trang sách
  • Vẽ bắt chước được hình vòng tròn
  • Xếp hình 3 hoặc 4 mảnh

4 tuổi

Thể chất

  • Nhảy hoặc giữ thăng bằng 1 chân từ 1-2 giây
  • Bắt đập bóng thành thạo
  • Dùng kéo cắt kéo thành thạo

Ngôn ngữ

  • Trả lời được các câu hỏi đơn giản
  • Nói được từ 4 câu trở lên
  • Nói chuyện rõ ràng, mạch lạc
  • Biết dùng từ ngữ biểu lộ cảm xúc

Xã hội

  • Phối hợp với trẻ khác
  • Nói về điều thích/không thích
  • Trở nên nhanh nhạy với trò chơi giả đò

Trí tuệ

  • Biết viết chữ cái in hoa
  • Vẽ người gồm 2 phần đến 4 phần
  • Biết học đếm
  • Biết định nghĩa thời gian

5 tuổi

Thể chất

  • Giữ thăng bằng 1 chân đến 10 giây
  • Nhảy dây, nhảy xa và nhảy chân sáo
  • Biết đi vệ sinh một mình

Ngôn ngữ

  • Biết dùng ngữ điệu
  • Nói câu có nhiều chi tiết/ngữ nghĩa
  • Biết dùng thì tương lai
  • Biết cả họ tên bản thân

Xã hội

  • Muốn giống như bạn bè của bé
  • Biết vâng lời về ứng xử/quy tắc
  • Có nhận biết về giới
  • Biết đàn/hát/nhảy

Trí tuệ

  • Biết được các đồ vật cơ bản, như tiền và thức ăn
  • Biết đếm từ 10 đồ vật trở lên
  • Biết vẽ hình học cơ bản như hình chữ nhật, tam giác

Những dấu hiệu báo hiệu vấn đề phát triển bình thường ở trẻ

3 tuổi

  • Dễ bị té ngã hay có vấn đề khi leo cầu thang
  • Không thể đóng/mở cửa hay chơi các trò chơi đơn giản như xếp hình
  • Không thể nói được thành câu
  • Không thể hiểu được những chỉ dẫn đơn giản
  • Không biết chơi trò giả bộ
  • Không muốn chơi với trẻ khác hay với đồ chơi
  • Không thể giao tiếp bằng mắt

4 tuổi

  • Không thể nhảy
  • Có vấn đề khi vẽ
  • Không hứng thú với các trò chơi tương tác
  • Hạn chế trong việc mặc quần áo/đi ngủ hay đi vệ sinh
  • Không thể tự kể lại được câu chuyện ưa thích
  • Không hiểu được khác/giống nhau
  • Không biết dùng “cậu” và “tớ” chính xác
  • Nói không rõ ràng/mạch lạc

5 tuổi

  • Không biết biểu lộ nhiều cảm xúc
  • Thường bộc lộ thái quá cảm xúc của mình
  • Thường xuyên rời bỏ hoạt động thể chất
  • Không có phản ứng với người xung quanh
  • Không nhận biết được cái nào là thật/giả
  • Không thể nhớ họ và tên
  • Không thể tham gia đa dạng các hoạt động
  • Không nhớ được họ và tên bản thân
  • Không tự nói được sinh hoạt hằng ngày của bản thân
  • Không thể vệ sinh cá nhân một mình
  • Không biết vẽ tranh

Độ tuổi rụng răng sữa/mọc răng trưởng thành ở trẻ

Từ 6-7 tuổi, trẻ sẽ có những giai đoạn thay răng, bố mẹ có thể tham khảo để dắt bé kiểm tra tại nha sĩ và can thiệp nếu có bất kỳ vấn đề về nha được phát hiện sớm ở trẻ:

qua-trinh-phat-trien-cua-tre (2).png

qua-trinh-phat-trien-cua-tre (1).png

Giấc ngủ đủ cho trẻ theo từng độ tuổi

Đảm bảo giấc ngủ ở trẻ luôn là điều cần thiết để sự phát triển của trẻ được diễn ra vẹn toàn nhất. Biết được thời gian ngủ cần thiết, theo dõi và hình thành thói quen cho trẻ từ nhỏ là điều các bậc bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho con của mình:

qua-trinh-phat-trien-cua-tre (3).png

Tin tức liên quan

Danh mục sản phẩm

Bản quyền @ 2022 thuộc về Công Ty TNHH thương mại và dược phẩm Thủy An